Nhiều nước lớn 'siết' tuyển sinh, cơ hội nào cho du học sinh Việt?
Ngủ đắp mền riêng có thể là giải pháp hayMột miếng vả trộn
Một tách cà phê tươi vào buổi sáng có thể giúp khởi động ngày mới của bạn một cách tuyệt vời...
Sinh viên mồ côi ngày đi học, tối làm xuyên đêm ở cửa hàng tiện lợi
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Trọng Nhân, giảng viên kỹ năng mềm, Trưởng phòng Chuyên môn Công ty giáo dục kỹ năng sống KDC Education, cho biết: “Nếu xét về các góc độ của văn hóa phương Tây thì “nụ hôn tình bạn” có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nụ hôn kiểu này sẽ không phù hợp trong bối cảnh văn hóa Việt Nam”.
Theo NSND Xuân Bắc, bên cạnh nhiều chương trình hoành tráng, quy mô, không thể không nhắc đến các chương trình đã để lại nhiều tiếng vang và nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Đó là 4 concert của Anh trai vượt ngàn chông gai và Anh trai say hi có hàng chục nghìn người xem. Độ hot của chương trình thể hiện ở sự khan hiếm vé trên thị trường."Nếu trước đây, có những chương trình bán mãi không hết vé, thì bây giờ có chương trình không có vé để bán. Đó là tín hiệu đáng mừng của ngành nghệ thuật.Có nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta đã có những manh nha, những bước đầu của công nghiệp văn hóa. Nếu chúng ta đánh giá bằng quy mô, hiệu ứng xã hội, hiệu quả tác động xã hội thì chúng ta đã có những bước đầu của việc phát triển công nghiệp văn hóa. Tất nhiên, mới chỉ là bước đầu. Còn phải tổng kết, đánh giá và nghiên cứu toàn diện hơn nữa", NSND Xuân Bắc nhấn mạnh.NSND Xuân Bắc cho biết thêm, Cục Nghệ thuật biểu diễn đang có những thống kê, báo cáo, tổng kết của hai đơn vị tổ chức hai chương trình âm nhạc lớn này với đầy đủ các thông tin, dữ liệu. Từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khâu tổ chức concert. Sắp tới, Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ có những trao đổi hết sức nghiêm túc, bài bản với hai đơn vị tổ chức các concert có những nghiên cứu, đánh giá và tham mưu cho Bộ VH-TT-DL, nhằm đưa ra các chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho những chương trình như trên được diễn ra.
Sinh viên Canada, Mỹ bắt máy bay đi học để tiết kiệm tiền thuê phòng
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.